• Vết mổ & ống dẫn lưu

  • Bài mới

  • Bài đã đăng

  • Chuyên mục

  • Blog Stats

    • 52 610 hits
  • Meta

Hôm nay nghỉ khõe.

Thứ bảy, 30/4/2011. Cách nay 36 năm mình cũng đang ở SG với đực lớn và đi kiếm xăng đổ vô chiếc Honda 67 SS50 đễ 2 anh em cùng chạy về quê.

Sốt từ tối qua đến hết ngày hôm nay, sau khi tắm gội mới hết sốt. Vậy là qua được tác dụng phụ lần hóa trị thứ 3 này. Thuốc vẫn uống chận cử đều, thực quản vẫn còn  đau nhẹ, hy vọng nghỉ 4 ngày sẽ phục hồi lại chuẩn bị cho 17 tia và 3 lần vô hóa chất tới.

Hôm nay con gái, rể, cháu ngoại xuống thăm hơi lu bu, nhưng vui.

Chiến đấu với những điều bất thường để chiến thắng!

Các bác sĩ đã đánh bại những điều bất thường để tìm căn nguyên ung thư phổi cho bà Gulieva Tatiana

Tất cả những gì bà Gulieva Tatiana mong muốn là một cuộc kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện, nhưng thay vào đó, bà nhận được một tin choáng váng – ung thư phổi tiến triển và chỉ có thể sống thêm vài tháng. Tiếp tục đọc

Luyện thở để chiến thắng ung thư

03/06/2009 13:29:38

 Ung thư phổi do… thuốc lá

Gần 80 tuổi, nhiều bệnh mạn tính lại thêm bệnh ung thư phổi, nhưng người cựu chiến binh đó đã chiến thắng tử thần. Ông là Lê Thanh Hải.

Nói tới bệnh ung thư, ông kể: “Hồi ở trong rừng lạnh nên tôi hút thuốc nhiều lắm, hút riết rồi ghiền, hồi đó trung bình mỗi ngày hút một gói. Tôi đã bỏ thuốc gần 30 năm rồi mà vẫn bị ung thư phổi”. Căn bệnh ung thư được phát hiện một cách tình cờ. Tiếp tục đọc

Thở để chữa bệnh!


Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phồi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ tòan bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi.

Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra một phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, họat động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện khó tin nhưng có thật! Tiếp tục đọc

Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện


Phương pháp dưỡng sinh của cố BS. Nguyễn Khắc Viện đã được nhiều người biết đến, chủ yếu là nằm trong cách thở. Để có một sức khỏe tốt, ngoài tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện, cần có thói quen sinh hoạt thế nào để sức khỏe tốt? Bà Nguyễn Thị Nhất, vợ cố BS. Nguyễn Khắc Viện chia sẻ với bạn đọc một vài điều về nếp sống và cách tập thở của ông bà. Tiếp tục đọc

Tia xạ thứ 13

Sáng dậy. Tập trung chuẩn bị cho đợt 3 tẩu hỏa nhập ma sẽ xãy ra từ hôm nay:

– Uống Phosphalugel lúc 4 giờ sáng, Uống thuốc huyết áp thường ngày và thuốc dạ dày xong mới đi bộ 45 phút, mua cháo, xôi cho bà xã, cà phê và nước đá cho buổi ăn sáng [trước khi đi bộ, cảm giác hơi sốt hơi, đi về không còn nữa].

Hổm rày quên kể cách thở bụng theo Bs Nguyễn Khắc Viện rất có tác dụng trong những ngày như thế này. Chỉ cần tập thở 10 phút là giảm đau, giảm nhức đầu, đổ mồ hôi ngay. Chiều, nếu có hơi lạnh vì sốt nhẹ, chỉ cần thở bụng 10 phút là ra mồ hôi, nực nội, có thể đi tắm được.

–  Ăn cháo sáng xong, uống ngay Efferalgan Codein để giảm đau hạ sốt. Uống cà phê và chuẩn bị 1 chai trà chanh pha mật ong để uống trong buổi sáng đi xạ tia.

Chỡ vợ tới BVCR là chín giờ rưỡi, xạ tia xong là 10 rưỡi, ra về quên phiếu xạ phải quay trở vào máy 2 lấy. Ghé gần chợ NTP mua 3 trái dừa xiêm 45K,  mua mớ thịt về cơm trưa 2 vợ chồng, thằng con trai hôm nay học 2 buổi nên ở lại trường cơm trưa.

Nghĩ lễ liên tiếp 4 ngày, thứ tư tuần tới 04/5 sẽ xạ tiếp tia 14.

Ăn cơm trưa và nghĩ tới 15 giờ dậy, thấy hơi sốt và đau thực quản, uống 300 ml nước dừa, sau đó là 1 gói Phosphalugel .

Làm việc lặt vặt cho ra mồ hôi và tập thở giảm đau, tới 17 giờ uống 1 ly Prosure + Milo + sữa bò + 1 khúc bánh mì lót dạ để uống 1 viên Efferalgan Codein.

Chiều ăn được 1 tô cơm chan canh cho mềm dễ nuốt với hột vịt chiên thịt bằm.

Hạn chế tái phát ung thư bằng Y học cổ truyền

Góp phần hạn chế tái phát ung thư sau phẫu-hóa-xạ trị bằng Y học cổ truyền

ThS. BS. QuanVân Hùng – Viện Y dược dân tộc TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bệnh nhân ung thư sau khi điều trị bằng phẫu-hóa-xạ trị vẫn có thể bị tái phát do nguyên nhân của ung thư khó bị loại trừ hoàn toàn, đồng thời khả năng đề kháng (cơ chế miễn dịch) còn suy kém, cần phải cải thiện cơ chế miễn dịch để chính cơ thể chống tái phát. Y học cổ truyền quan niệm cơ chế miễn dịch bị suy kém là từ “nội nhân” (nguyên nhân bên trong): các rối loạn tình chí-tâm lý thái quá như “lo-buồn-giận-sợ” có nguyên nhân từ stress và chính stress gây suy yếu cơ chế miễn dịch. Y học cổ truyền nâng sức miễn dịch bằng 4 phương pháp:

1/Thanh tâm quả dục: giữ tinh thần-nội tâm bình an, hạn chế tham muốn.

2/Chế độ ăn uống quân bình Âm-Dương.

3/Luyện hình: tập luyện dưỡng sinh.

4/Đông dược: bồi bổ hệ miễn dịch. Tiếp tục đọc

Hóa trị và phản ứng phụ

Mặc dù hóa trị được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư, chúng cũng có thể làm tổn hại những tế bào bình thường. Những tế bào dễ bị tổn hại là những tế bào có khả năng phân chia nhanh chóng:

– Các tế bào máu/tủy xương

– Những tế bào của nang tóc

– Những tế bào lót niêm mạc ống tiêu hóa

– Những tế bào lót niêm mạc ống sinh dục

Tổn thương những tế bào trên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Mỗi thuốc khác nhau có những tác dụng phụ khác nhau, và chúng cũng thay đổi tùy theo liều lượng, đường dùng và cách ảnh hưởng của thuốc lên từng cá nhân. Tiếp tục đọc

Lưu giữ quá trình trị liệu

Do những tác dụng phụ lâu dài có thể liên quan đến một vài loại thuốc hóa trị nào đó, tốt nhất là bạn nên giữ lại danh sách tất cả các loại thuốc điều trị ung thư đã sử dụng, cùng với thời gian và liều lượng của chúng. Bạn sẽ cần phải đưa bản danh sách này cho các bác sĩ xem trong tương lai.

Có thể bệnh viện còn giữ những bản danh sách như thế này nhưng khoảng thời gian lưu trữ hồ sơ của họ là có giới hạn và hồ sơ có thể bị hủy sau một khoảng thời gian nhất định.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã lưu giữ những thông tin sau trong quá trình điều trị:

– Bản copy kết quả bệnh học của bạn qua sinh thiết và phẫu thuật
– Nếu bạn đã được phẫu thuật, hãy giữ lại bản tường trình phẫu thuật của mình
– Nếu bạn được nhập viện, hãy lưu giữ lại bản copy giấy tờ xuất viện mà các bác sĩ phải trao cho bạn trước khi cho bạn xuất viện.
– Bản danh sách các loại thuốc mà bạn đã dùng, liều lượng và khoảng thời gian bạn đã sử dụng chúng.
– Nếu như bạn được xạ trị, hãy lưu giữ lại bản tóm tắt của quá trình này.

Cuối cùng, tái khám thường xuyên sau khi kết thúc điều trị chiếm vai trò cơ bản trong quá trình chăm sóc của tất cả những bệnh nhân ung thư còn sống.

Khi bạn gần kết thúc quá trình hóa trị, hãy trao đổi với bác sĩ về lịch tái khám sau đó, và những xét nghiệm cần thực hiện trong những khoảng thời gian nghỉ đó.

Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về những triệu chứng mà bạn nên chú ý và nếu bị những triệu chứng trên thì bạn nên liên hệ với những bác sĩ chuyên khoa nào.

Theo http://www.yhoc-net.com

Tác dụng phụ của xạ trị

Các mô bình thường của cơ thể đáp ứng khác nhau với tia xạ. Cũng như đối với khối u, những mô bình thường có các tế bào phân chia nhanh hơn có thể bị ảnh hưởng gây ra một số tác dụng phụ của xạ trị.

Do xạ trị là một cách điều trị cục bộ nên tác dụng phụ cũng thường giới hạn ở những khu vực được xạ. Những biến chứng sớm của tia xạ có thể xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi bắt đầu điều trị và có thể tiếp tục trong 5, 6 tuần sau khi kết thúc điều trị.

Những tác dụng phụ khác có thể không xuất hiện cho đến vài tháng, hoặc thậm chí vài năm sau đó. Những tác dụng phụ thường gặp sẽ được bàn luận ở phía dưới. Tiếp tục đọc